Lầu Ngũ Phụng. Là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15 m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột.

Đám rước vua đi qua Ngọ Môn trong lễ Tứ tuần đại khánh. Vua Khải Định đi xe đẩy có bốn bánh (ở giữa ảnh, phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, bên phải cây dù.


Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.

Lầu Ngũ Phụng. Là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15 m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột.

Ngọ Môn chụp vào năm 1925. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.


Phần đài - cổng Có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77 m, cạnh bên dài 27,6 m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5 m, diện tích chiếm đất hơn 1560 m² (kể cả phần trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 lối đi.


Tượng binh quân đội nhà Nguyễn đứng ở Cầu Trung Đạo phía sau là Ngọ Môn.

Quan bái lễ trước Ngọ Môn.

Phía sau Ngọ Môn chụp năm 1967.

Ngọ Môn nhìn từ Kỳ Đài.

Ngọ Môn nhìn từ Kỳ Đài trong Lễ đăng quang của vua Bảo Đại.

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế chụp năm 1909.

Ngọ Môn bị hư hại sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.

Ngọ Môn bị hư hại sau Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968. Ảnh chụp sau đó năm 1969.

Ngọ Môn - có nghĩa là cổng tý ngọ hướng về phía nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chì dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần

Mặt phía sau Ngọ Môn (góc nhìn từ sân trước Điện Thái Hòa) trong Lễ đăng quang của vua Bảo Đại.

Mặt phía sau Ngọ Môn (góc nhìn từ sân trước Điện Thái Hòa) chụp năm 1909.

Lầu Ngũ Phụng bị hư hại trong sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.

Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn chụp năm 1964.

Lính Việt Nam Cộng Hòa đang đứng ở Ngọ Môn bị hư hại trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.

Lính Việt Nam Cộng Hòa đang giao tranh với lính Cộng Sản Bắc Việt trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.

Lính Việt Nam Cộng Hòa và lính Mỹ đang giao tranh với lính Cộng Sản Bắc Việt trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.

Lính nhà Nguyễn trước lối đi Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Kiệu vua trên đường đi ngang qua Ngọ Môn trong Lễ đăng quang của vua Bảo Đại.

Không ảnh chụp Ngọ Môn trong chiến tranh Việt Nam

Không ảnh chụp Ngọ Môn trong chiến tranh Việt Nam.

Cổng Ngọ Môn của Hoàng thành Huế. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh Việt Nam thời thuộc địa trích từ một ấn phẩm của Pháp xuất bản năm 1900.

Cầu Trung Đạo từ Đại Nội nhìn về phía Ngọ Môn, nằm giữa hai Phường Môn đúc bằng đồng.

Bưu ảnh Ngọ Môn do Pháp phát hành năm 1989.